Bài viết nổi bật
Ngọc Bích Nguyễn
Ngọc Bích Nguyễn

Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi

Hi bạn

Bài này mình sưu tầm từ thầy Phạm Thành Long

Tuy dài nhưng rất đáng để đọc

Xin hãy bắt đầu với một cuốn sách… phần bôi màu là giống với những gì tôi bôi bẩn trong cuốn sách của mình.

Khi bạn băng qua đường, bạn có tập trung vào mỗi bước đi không? Khi bạn nhai kẹo, bạn có nghĩ đến viên kẹo không? Khi bạn ăn cơm, bạn có phải nghĩ đến việc tiêu hóa nó không? Khi bạn đi ngủ, bạn có phải tập trung vào việc tiếp tục thở không?…

Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi Bạn đâu có cần phải ý thức khi làm những việc này, đúng không?

Bạn làm theo tiềm thức.

Chúng ta có thể nói rằng trí óc của chúng ta giống như tảng băng. Phần chúng ta thấy là phần ý thức, và phần lớn hơn mà chúng ta không nhìn thấy là tiềm thức.

Phần tiềm thức của chúng ta chịu trách nhiệm với hầu hết những kết quả mà chúng ta đạt được trong cuộc sống. Khi có những chuyện lặp đi lặp lại trong cuộc sống của mình thì đó chính là phần trí óc ta phải chịu trách nhiệm.

Rất nhiều người trong chúng ta có những khuôn mẫu cư xử – tức là những kinh nghiệm cũ hay hành vi giống nhau trở đi trở lại hoài.

Bạn có biết người nào mà lúc nào cũng đến muộn không?

Tôi từng chơi xe đạp với một anh bạn tên T. Chúng tôi cần đạp xe vào mỗi buổi sáng lúc năm giờ. “Anh T, có mặt vào 5 giờ sáng mai nhé?” Anh ta trả lời: “Tôi sẽ đến đó”. “Anh có nghe mấy giờ chưa?”, “5 giờ sáng. Tôi sẽ đến!”

Đúng như dự đoán, lúc 5:15 sáng hôm sau T đến. Anh ta đưa ra lý do: “Con tôi lấy mất cái bơm để đi đâu đó”. Hôm sau cũng thế. T đến lúc 5:16. Lý do là: “Tôi chưa tìm được chìa khóa nhà!”. Ngày tiếp theo, anh ta đến đúng 5:15. “Vợ tôi bệnh và thằng con khóc quá”.Và tiếp tục là pin hết, cúp điện, mất chìa khóa xe, và đồ lót bị ướt hay còn để trong máy giặt.

Rốt cuộc tôi nói: “T, chúng ta hãy giao kèo. Cứ mỗi phút anh bị trễ thì anh phải chịu phạt 100.000đ”. Anh ta bẽ mặt quá nên không bao giờ chơi xe đạp nữa!

T nghĩ anh ta là nạn nhân. Anh ta đã không cố gắng một cách có ý thức để đến trễ. Nhưng trong tiềm thức anh ta đã lập một chương trình luôn nói là “bạn lúc nào cũng trễ”… và chương trình đó làm chủ cuộc đời của anh ta. Nếu T ngẫu nhiên dậy sớm và thấy mình sẽ đến đúng giờ thì chương trình bên trong này của anh ta sẽ khiến anh ta đụng phải một cái cây, lạc vào một con đường lạ. Và rồi anh ta sẽ hít sâu vào và nói “Lại thế nữa – Tôi sẽ lại bị trễ!”

Mẫu bi kịch

Có lẽ bạn biết những người có mẫu này. Cuộc sống của họ là một chuỗi bi kịch.Bạn gặp họ trên đường phố và lỡ dại hỏi họ: “Anh có khỏe không?”, thì ngay lập tức bạn sẽ được biết là con mèo của họ vừa mới chết, chiếc xe họ mới phải sang lại, bố họ vô tình làm cháy nhà, và họ vừa mới được chẩn đoán là mắc một chứng bệnh gì hết sức nghiêm trọng mà bạn chưa bao giờ nghe nói đến.

Bất cứ khi nào mà cuộc sống của họ tưởng như bắt đầu trôi qua êm ả thì một giọng nói trong tiềm thức của họ thì thầm, “Ê, không dễ thế được!” và rất mau chóng, một bi kịch khác xảy đến. Họ mất việc làm, họ phải giải phẫu, họ bị bắt…và mọi thứ lại trờ lại bình thường.

Chúng ta sẽ xem chúng ta có thể làm gì với những mẫu này sau, và bây giờ thì hãy nhận dạng thêm một ít nữa.

Mẫu tai nạn

Một số người có tài gặp tai nạn. Cả đời họ cứ bị trật thang té, hay đụng xe, ngã trên cây xuống, giật điện và bị tai nạn xe cộ.

Trong nhóm chụp ảnh của tôi có một em, mỗi lần tôi gọi điện thì y như rằng em hoặc người nhà em đang gặp một sự cố nào đó, đang bị nọ bị kia. Có phải không H?

Mẫu bệnh hoạn

Bạn có biết ai có mẫu này không? Một số người cứ phải cảm lạnh 20 lần trong một năm. Một số người cứ mỗi khi có sự kiện lớn gì đó là phát bệnh. Có người thì thấy bệnh vào mỗi sáng thứ Hai.

Mẫu lộn xộn

Một số người thích sự lộn xộn. Họ không cố tình nhưng quán tính khuôn mẫu của họ quá mạnh! Bàn làm việc của họ lộn xộn, hồ sơ bề bộn, tóc tai bờm xờm. Nếu bạn đi theo sau và thu dọn mọi thứ cho họ thì rồi trong vòng 20 phút, văn phòng, giường ngủ và xe hơi, hộp đồ ăn của họ, tất cả đều lại như vừa mới qua một trận cuồng phong.

Mẫu cháy túi

Bạn có gặp ai lúc nào cũng cháy túi chưa? Đó không phải là cái chúng ta lâm vào mà là chính chúng ta tạo ra tình trạng đó cho mình! Những người có mẫu này tuân theo một chương trình tự động.

Bất kỳ khi nào họ có tiền thừa là họ tìm nơi nào đó để tiêu cho sạch. Giống như bạn bị ngứa và phải gãi, họ có tiền và phải…xài. (Nếu bạn là thương gia thì coi chừng bị nhồi máu cơ tim!) Thường thì họ không bao giờ nhận biết cái gì đang xảy ra!

Họ nghĩ rằng đó là do nền kinh tế, do chính phủ hay lương của họ không thỏa đáng nên đã làm họ phải khốn đốn. Nhưng nếu anh tăng lương họ gấp đôi thì họ cũng bị rỗng túi! Thật ra lý do những người trúng số thường sạch tiền, đó là do khuôn mẫu bên trong của họ nói: “Tiền này không chính đáng. Nó không có ý nghĩa. Nên tiêu vào việc gì đó cho xong”. Tôi ghét anh nhất về cái này, T ạ!

Mẫu không thể thay thế được

Nếu bạn thuộc mẫu này thì bạn sẽ nghĩ là ngay sau khi bạn lên đường đi nghỉ phép được 3 phút là văn phòng của bạn sẽ rối tung lên và tất cả nhân viên của bạn sẽ rất khổ sở.

Nếu có mẫu này thì hệ thống niềm tin và thái độ của chúng ta sẽ giúp chúng ta tạo ra và duy trì tình huống đó. Chúng ta cứ luôn tin rằng ngay khi chúng ta rời đi thì tất cả biến thành địa ngục. N, anh muốn nói với em rằng,

Bố của con em có thể chăm sóc bọn trẻ tốt hơn em. Em thử để bố nó thay em vào mỗi ngày thứ 3 và thứ 5 đi.

Mẫu thay đổi công việc

Một ông bạn đang nghĩ đến chuyện thay đổi công việc đến gặp tôi mới đây và bảo rằng: “Công ty này đang làm cho tôi dẫm chân tại chỗ, sản phẩm của chúng tôi không đủ chất lượng và tôi không đủ tiền thuê nhà”.

Tôi hỏi: “Anh làm công việc này được bao lâu rồi?”

Anh ta trả lời: “Hai năm”.

Tôi nói: “Vậy công việc trước thì sao?”

“Hai năm”, anh ta nói.

“Thế còn trước đó?”

“Hai năm”.

“Và trước đó nữa?”

“Khoảng 24 tháng”.

Tôi nói: “Thế vấn đề là do đâu – anh hay là công ty?” Anh ta trả lời: “Do tôi!”

Tôi nói: “Nếu là do anh thì tại sao lại đổi công ty!”

Trong lúc nói chuyện, tôi kể cho anh ta nghe về một người bạn của tôi đã thay đổi công việc 5 lần trong 11 tháng qua. “Thật ra tôi dám cá hết gia sản của tôi là cô ta sẽ không còn làm công việc hiện tại trong năm tới”. Chiều hôm đó cô ta gọi điện và cho tôi biết là cô ta đã bỏ việc! Quả là tôi đã không liều nếu dám cá như vậy!

Bây giờ thì cô ta bảo tôi là cô ta rất sung sướng vì thế chúng ta không thể nói mẫu này là tốt hay xấu. Chỉ đơn giản là thật có ích khi chúng ta nhận ra được là chúng ta đang hành động theo mẫu. Còn có một mẫu khác. Đó là: “Con người thật xấu xa, cuộc sống thật kinh khủng, tại sao chuyện này lại xảy ra với tôi, tôi ước gì có thể chết đi!” Rõ ràng là chúng ta có xu hướng tạo ra hoàn cảnh của mình và cái này cũng chẳng có gì vui lắm!

Dù thế nào đi nữa, Th, anh muốn em dừng lại, hãy tập trung cho một công việc chính đáng nhất mà em đã lựa chọn

Mẫu “tôi chỉ kiếm đủ sống”

Đối với mẫu này, tư duy có ý thức và tiềm thức giới hạn chúng ta vào một tình huống mà cuộc sống là một cuộc chiến đấu và chúng ta chỉ “sống sót”. Đến bây giờ, Bạn có liên quan đến mẫu nào trên đây không?

Trả lời email của tôi nhé, tôi không muốn bạn im lặng khi đọc email này của tôi.

Mẫu “tôi lúc nào cũng bị lỡ cơ hội” (không gặp thời)

Nó biểu lộ trong việc cho rằng chúng ta được sinh ra, bắt đầu đi học, làm kinh doanh, đi nghỉ…quá sớm hay quá trễ! Chúng ta lúc nào cũng có mặt đúng chỗ nhưng sai giờ! Cũng như thế, chúng ta có tài thật nhưng giáo viên không giỏi, hay chúng ta có không đúng tài, hoặc giáo viên tốt, tài năng không có để phát hiện ra được năng khiếu của chúng ta….

Mẫu “người khác lúc nào cũng ăn bớt của tôi”

Chúng ta có cần phải nói thêm không nhỉ? Chúng ta đã bắt đầu bằng cách nhìn vào một số mẫu tiêu cực. Tuy nhiên, có những mẫu tích cực mà bạn có thể có.

Mẫu “tôi lúc nào cũng khỏe mạnh”

Tình trạng sức khỏe của chúng ta được quyết định bởi chương trình mà chúng ta lập cho mình. Nó nói cho bạn biết bạn là ai và cái gì sẽ xảy ra với bạn. Bạn có biết người nào “Luôn có mặt đúng nơi vào đúng giờ không?”

Họ đầu tư kinh doanh khi cơ hội vừa đến và họ bán nhà ngay trước khi người ta xây nhà tạm giam cạnh nhà họ. Họ đi nghỉ và gặp ngay những tỉ phú chịu chi phí cho họ đi vòng quanh châu Âu.

Và bạn nghĩ “Làm sao họ làm được như thế nhỉ?

Ước gì tôi chỉ may mắn bằng nửa họ!”

Có mặt đúng nơi vào đúng giờ là một mẫu.

Còn mẫu “đi đâu tôi cũng làm ra nhiều tiền?

Một số người như vậy thật!

Hay “Khi mua cái gì tôi cũng trả được giá cả?“. (và đối lập với nó là “Lúc nào tôi cũng bị ăn chẹt!”) Những mẫu khác nữa là “tôi tin vào con người và họ lúc nào cũng đối xử tốt với tôi”“cái gì tôi làm lúc nào cũng vui và dễ dàng”. Chúng ta cứ giả sử là bạn muốn theo các mẫu tốt. Vậy còn những mẫu bạn không muốn theo?

Vì vậy chúng ta phải tự hỏi mình: “Những mẫu chết tiệt mà tôi bị vướng – khi nào chúng sẽ thay đổi? Khi nào thì chúng chấm dứt?

Câu trả lời là:Cuộc sống thay đổi khi chúng ta thay đổi!

Thay đổi luôn là thử thách

Thay đổi mẫu không phải lúc nào cũng dễ, nhưng có thể làm được.

Dù cho bạn đang ở đâu, bạn cũng có thể đến được nơi mà bạn muốn, và hãy xem cách thức thực hiện điều đó thông qua quyển sách này.Bạn nên nhận ra ngay ở đây một điều.

Ngay khi chúng ta quyết định thay đổi, chúng ta gặp phải những cản trở. Chúng ta luôn gặp thử thách phải xem lại mình có nghiêm túc muốn thay đổi hay không.Hãy giả sử là bạn quyết định ăn kiêng. Đây là tuần mà bạn phải gạt bỏ những thứ không tốt cho bạn.

Chính trong tuần này bạn nhận được nhiều thư mời dùng bữa tối, tiệc cocktail hay lễ kỷ niệm…Tất cả những thay đổi luôn đầy thử thách, nhất là trong giai đoạn ban đầu.

Cứ tưởng tượng bạn đã quen với việc ăn mặc xuềnh xoàng. Khi mặc vào bộ đồ tốt nhất, bạn làm nó bị dơ không thể tẩy được. Bạn có thể bị dầu đổ trên chân ngay khi đi từ phòng ngủ vào phòng tắm, mà lại ngay cái bộ đồ tốt nhất! Bạn sẽ nghĩ là: “Ừm, tôi là vậy đó. Tôi không thể thay đổi được”.

Sự thật là bạn có thể thay đổi, nhưng cái mẫu cũ cứ bám ríu lấy bạn. Vậy làm cách nào để chúng ta thay đổi? Trước hết phải hiểu là tất cả thay đổi đều gặp trở lực. Tóm lại, phải sẵn sàng đối đầu với nó. Sự hình thành khuôn mẫu cư xử

Chúng ta bắt đầu hình thành khuôn mẫu cư xử ngay từ khi mới sinh ra. Khi chúng ta còn nhỏ, chúng ta khóc vì nhiều lý do: chúng ta khát, nóng, lạnh, cô đơn, bực bội, muốn được âu yếm, khó thở, bị ướt, bị đói, muốn có đồ chơi và vân vân…

Khi chúng ta khóc, thường thì bố mẹ tưởng chúng ta chỉ đói. Như vậy cứ mỗi khi muốn đáp ứng yêu cầu gì đó của chúng ta thì chỉ việc bỏ cái gì đó vào mồm chúng ta. Vậy nếu bạn hút thuốc, hay uống rượu hoặc ăn nhiều, bạn không cần phải tìm hiểu xem những thói quen này bắt nguồn từ đâu. Khi bạn bực bội, cô đơn hay chán nản, bạn nghĩ ăn một cái gì đó trong tủ lạnh sẽ giúp ích cho bạn nhất. Vậy việc hút thuốc hay uống rượu phần nào cũng là phản ứng có điều kiện tương tự.

Cũng vì những lý do tương tự, nhiều phẩm chất hiện tại của chúng ta là kết quả của kinh nghiệm quá khứ. Trong những năm đầu đời, chúng ta cởi mở nhưng cái đầu rỗng tuếch: chúng ta tiếp thu thông tin như một miếng xốp.

Nhờ quan hệ đầu tiên với bố mẹ, chúng ta có được những quan hệ to lớn về sau và họ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta sau này. Một phần có ý thức và một phần tiềm thức,chúng ta tạo ra những khuôn mẫu cư xử trong đời sống của mình phản ánh những kinh nghiệm mà chúng ta đã trải qua khi sống cùng bố mẹ.

Chẳng hạn, chúng ta: – Quan hệ với những người giống bố mẹ chúng ta. Ví dụ, chúng ta làm việc cho những ông chủ có tính cách y chang như bố hay mẹ ta. – Phát triển những quan hệ giống như quan hệ của bố mẹ ta với người khác. Nếu cha mẹ chúng ta dịu dàng và quan tâm, chúng ta cũng trở nên như thế.

Nhưng cũng có thể là do chúng ta hình thành một bức tranh tiềm thức từ khi còn nhỏ và bức tranh này bảo là, chẳng hạn “đàn ông thực sự phải cao, ngăm đen và ít nói” (như cha tôi). Tuy không nhận biết tí nào về những điều này ở mức độ có ý thức, nhưng chúng ta sẽ tìm đối tượng để lấp vào bức tranh này.

Cũng tương tự, tính chất quan hệ của chúng ta với bố mẹ sẽ tạo ra những mẫu của nó. Nếu lúc nhỏ chúng ta phải chịu sự phủ nhận hay mặc cảm tội lỗi thì chúng ta lại tiếp tục quan hệ với những người xem chúng ta như người “xấu”. Nếu được yêu thương và khuyến khích, thì chúng ta lại có xu hướng tiếp xúc với những người đối đãi tốt và tôn trọng chúng ta.

Tóm lại, chúng ta thu hút đối tượng mà chúng ta mong đợi và những người xung quanh sẽ đối xử với chúng ta theo cách mà chúng ta tin là mình xứng đáng được nhận. Đây chỉ mới là sự lướt qua bề mặt. Tuy nhiên, nhìn nhận vấn đề là đã giải quyết nó một nửa, biết được những khuôn mẫu của bạn và nguồn gốc hình thành của chúng là điều rất cần thiết.

Đúc kết Chúng ta sẽ không bị mắc kẹt vĩnh viễn với những mẫu cư xử nếu chúng ta muốn thay đổi. Những mẫu tiêu cực cũ sẽ còn bám ta dai dẳng nhưng không phải là không bao giờ dứt được.

Hãy luôn suy nghĩ tích cực về bản thân và các điều kiện, hoàn cảnh của bạn.

Những nguyên tắc về tinh thần cho điều này không phải là dễ nhưng phần thưởng cho chúng thật lớn lao. Hãy luôn nói tốt về bản thân bạn và xem như bạn đang sống theo cách mà bạn muốn. Bạn sẽ tạo ra được những mẫu mới và hạnh phúc.

Hãy nghe những băng cassette khuyến khích tinh thần và đọc những sách về thành công. Hãy học hỏi người khác, bạn sẽ viết lại được mẫu mà bạn muốn. Tôi muốn nói với bạn rằng chỉ có bạn mới quyết định bạn là ai.

Chính bạn, không ai khác sẽ giúp bạn thành công trong cuộc đời này. Hãy thay đổi để cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu bạn đã đọc được đến những dòng cuối cùng này, tôi tin rằng bạn đã sẵn sàng thay đổi rồi.

Cơ hội luôn ở bên cạnh ta, điều quan trọng là biết lắng nghe nó.

Vì sự thành công của bạn

Ngọc Bích Nguyễn st

Hai thẻ thay đổi nội dung bên dưới.
Blog này là nơi mình chia sẻ những câu chuyện về cá nhân, những cảm nghiệm về cuộc sống quanh ta! Bạn hãy Like và Share bài viết để ủng hộ tác giả. Đừng quên theo dõi Blog thường xuyên để cập nhật những bài viết mới nhất nhé! Chân thành cảm ơn!

Bài mới nhất của Ngọc Bích Nguyễn (Xem tất cả)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pin It on Pinterest